Khám phá Chớp_tia_gamma_địa_cầu

Các đợt chớp tia gamma địa cầu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1994 bởi máy dò BATSE, hay Burst and Transient Source Experiment, ở trên Trạm thiên văn Compton Gamma-Ray, một tàu vũ trụ của NASA.[3] Một nghiên cứu tiếp theo từ Đại học Stanford vào năm 1996 đã liên hệ một TGF với một đợt sét đánh riêng lẻ xảy ra trong vòng vài mili giây từ TGF. BATSE chỉ phát hiện được một số lượng nhỏ (76) các sự kiện TGF trong vòng chín năm, do nó được xây dựng nhằm chuyên biệt nghiên cứu các vụ nổ tia gamma từ ngoài vũ trụ, kéo dài lâu hơn nhiều.

Đầu những năm 2000, Vệ tinh ảnh Quang phổ Mặt Trời năng lượng cao Ramaty (RHESSI) đã quan sát thấy các chớp TGF có năng lượng cao gấp nhiều lần so với những gì đã được ghi lại bởi BATSE.[4] Dữ liệu của RHESSI khiến các nhà khoa học khi đó ước tính rằng có khoảng 50 TGF xảy ra mỗi ngày,[5] nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số các đợt sét đánh trên Trái Đất (trung bình có 3 triệu các sự kiện sét mỗi ngày). Vài năm sau, các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA, được thiết kế để theo dõi tia gamma, và ước tính có khoảng 500 đợt TGF xảy ra hàng ngày trên toàn thế giới, nhưng hầu hết không bị phát hiện ra.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chớp_tia_gamma_địa_cầu http://news.nationalgeographic.com/news/2011/01/11... http://wovo.atmos.colostate.edu/ece/faculty/reisin... http://alum.mit.edu/www/cpbl/publications/Barringt... http://nova.stanford.edu/~vlf/IHY_Test/Tutorials/T... http://nova.stanford.edu/~vlf/IHY_Test/Tutorials/T... http://currents.ucsc.edu/04-05/02-21/flashes.asp http://sciences.blogs.liberation.fr/files/article-... http://www.ees.lanl.gov/ees2/pdfs/Gurevich_RRD_199... http://www.nasa.gov/home/hqnews/2011/jan/HQ_11-008... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15718466